Ngày nay, với một thuê bao
kết nối Internet mang tính thường trực như ADSL, nếu chúng ta biết tận dụng
thì ưu điểm của nó không chỉ dừng lại ở việc truy cập Internet với tốc độ
cao mà còn có thể cho phép chúng ta làm được rất nhiều việc. Chẳng hạn như
kết hợp nó với một dịch vụ DNS, chúng ta có thể công bố (publish) các server
tại nhà hay cơ quan ra bên ngoài để có thể truy cập được từ Internet (Web
Server, FTP Server, Mail Server, RAS Server...), hoặc ta có thể triển khai
giải pháp mạng riêng ảo (Virtual Private Network - VPN) để kết nối các văn
phòng, chi nhánh của một doanh nghiệp lại với nhau mà không cần tốn quá
nhiều chi phí cho việc thuê IP tĩnh (Public IP).
Cũng như bất cứ một phương
thức đăng nhập nào vào một hệ thống mạng của một user, đối với những thuê
bao Internet dạng ADSL sau khi đăng nhập để kết nối vào hệ thống máy chủ của
nhà cung cấp dịch vụ (ISP), chúng ta cũng sẽ được cấp một địa chỉ IP để có
thể liên lạc được với những máy khác trên hệ thống mạng toàn cầu. Nhưng địa
chỉ IP mà ta nhận được sau phiên kết nối đó là một địa chỉ IP động (được cấp
phát thông qua dịch vụ BRAS của ISP), có nghĩa là IP này sẽ không cố định,
nó sẽ bị thay đổi khi tạo một phiên kết nối mới (khi ta reconnect hoặc reset
modem). Nếu chỉ dùng máy của mình để truy cập Internet thì không việc gì
phải quan tâm đến IP tĩnh hay động cả, nhưng nếu bạn muốn rằng những máy
khác từ bên ngoài cũng truy cập được vào máy của mình thì mọi việc hoàn toàn
khác. Bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào để họ có thể truy cập đến máy của
bạn bất cứ khi nào và ở đâu, cho dù IP thay đổi liên tục đi nữa. Để đáp ứng
nhu cầu này các nhà cung cấp dịch vụ và quản lý tên miền đã dưa ra giải pháp
Dynamic DNS (DNS động). DNS là một dịch vụ phân giải tên máy ra địa chỉ IP
và ngược lại. Với dịch vụ Dynamic DNS các nhà cung cấp cho phép chúng ta tạo
ra các DNS record trên DNS Server của họ để có được các tên DNS (ví dụ:
mail.yahoo.com) và ánh xạ chúng với địa chỉ IP động mà ta nhận được từ ISP
sau khi kết nối Internet. Đồng thời, cho phép chúng ta dùng phần mềm Dynamic
DNS Client để kết nối đến DNS Server của họ nhằm cập nhật địa chỉ IP động
của mình lên cơ sở dữ liệu của DNS Server rồi ánh xạ chúng với tên DNS đã
tạo trước đó một cách tự động. Và rồi, bằng cái tên DNS đó, người ta có thể
truy cập đến server của mình mọi lúc mọi nơi.
Hiện nay trên Internet rất
nhiều những website cung cấp miễn phí dịch vụ Dynamic DNS này như là
DynaIP.com, DynDNS.com, EveryDNS.com, 3domain.hk, No-IP.org... Sau đây là
cách đăng ký và sử dụng dịch vụ DNS động của No-IP.org. Đây là dịch vụ tương
đối dễ sử dụng, hỗ trợ subdomain và domain, có nghĩa là khi đăng ký dịch vụ
này hoặc là bạn sẽ dùng các tên DNS mà phần hậu tố do họ chỉ định, thường là
tên miền của họ, ví dụ dynamicIP.no-ip.org (dạng này miễn phí), hoặc bạn có
thể dùng các tên DNS với phần hậu tố do bạn chỉ định nếu bạn đã đăng ký tên
miền trước đó, ví dụ dynamicIP.tênbạn.com (dạng này phải trả tiền) để ánh xạ
đến địa chỉ IP động của mình.
Để đăng ký bạn vào website
http://no-ip.org. Trên trang chính bạn chọn Sign Up Free. Một form đăng ký
xuất hiện và yêu cầu bạn nhập thông tin đăng ký vào . Phần First Name và
Last Name bạn nhập tên mình vào. Phần Email bạn nhập địa chỉ email của mình.
Phần địa chỉ email rất quan trọng, nó dùng để đăng nhập như một user name và
để ISP gửi link kích hoạt tài khoản của bạn. Phần How this you hear about
us, bạn chọn tùy ý. Nhấp chọn check box ở phần I have read ang agree to
following terms of sevices, rồi nhấp Sign Up Now để hoàn tất quá trình đăng
ký. Sau khi đăng ký thành công, bạn Phần How this you hear about us, bạn
chọn tùy ý. hãy check mail để kích hoạt tài khoản của mình. Link kích hoạt
sẽ đưa bạn đến trang login. Bạn dùng địa chỉ email và password lúc đăng ký
để đăng nhập vào phần quản trị DNS của mình. Sau khi đăng nhập thành công,
bạn sẽ thấy một trang quản lý Bạn tiến hành tạo Host record để ánh xạ tới
địa chỉ IP động của mình. Chọn Add rồi nhập vào tên Host ở mục Hostname (tên
này sẽ kết hợp với phần hậu tố no-ip.org để tạo nên DNS Name là
hostname.no-ip.org). Tên mà bạn sẽ dùng để truy xuất đến máy bạn sau này
thay vì là địa chỉ IP. Phần Host Type chọn DNS Host(A). Tiếp theo kéo xuống
cuối trang nhấp Create Host để kết thúc việc tạo host.
Nếu Router không hổ trợ DNS setup bạn phải cài
chương trình theo bước sau
Bây giờ bạn trở về trang
chính, chọn tab Download để tải chương trình cập nhật IP về cài đặt lên máy
mình để cập nhật IP lên DNS Server.
Sau khi cài đặt xong, một
biểu tượng xuất hiện trên khay hệ thống. Bạn click đúp vào để mở nó lên, mọi
thiết đặt của chương trình bạn cứ để mặc định, chương trình sẽ tự detect IP
rồi kết nối với DNS Server và cập nhật IP lên DNS Server cho bạn. Sau khi
kết nối thành công đến DNS Server, chương trình sẽ load những host mà bạn đã
tạo trên DNS Server lên và yêu cầu bạn chọn host để cập nhật (trong phần
Please check the host you want updated, check take effect immediately). Bạn
click chọn check box để chương trình cập nhập IP máy bạn lên host được chọn
trên server . Bạn trở về trang quản lý, click chọn Manage để xem thành quả
của mình.
Để chương trình tự động cập
nhật IP sau một thời gian nhất định nào đó bạn chọn Option > Connection >
Standard, kéo thanh trượt dưới cùng đến một giá trị thích hợp.
Nếu Router hổ trợ DNS setup : Chỉ cần cấu hình
router không cài phần mềm trên
Giờ đây bất cứ lúc nào và ở
đâu, mọi người cũng có thể ung dung truy cập đến server của bạn bằng cái tên
DNS rất chuyên nghiệp mà không cần quan tâm đến IP là gì nữa.
|