CÁC BÀI VIẾT TRONG TRANG NÀY

Hà Tiên thập cảnh Ngày giáp Tết Tri ân
Công Cha như nuối Thái Sơn Trịnh Công Sơn giã từ cơi tạm 3 điều đáng tiếc
Khoảng lặng của cuộc sống Cố hương Ra đi
Viết cho 1 người bạn Sông nước miền Tây Sống kư thác qui
Valentine Day Thời gian Đàn ông đi biển có đôi
Câu hát ru Viết cho 1 người trở về Quan Họ Bắc Ninh
Dạ cổ hoài lang Tuổi già Giỗ tổ Cải lương
Bầu gánh hát   Tỉnh một giấc chiêm bao Quy cố hương
     

 

HÀ TIÊN THẬP CẢNH

Thi tiên Lư Bạch bảo rằng :”Làm trai đọc nát ngàn quyển sách và đi vạn dặm” , còn riêng mình chỉ muốn đi cho thỏa chí tan bồng hồ thỉ . Đời sống cũng vậy , dấn thân , không phải là chạm tới mục tiêu mà mãi mãi trên đường .  

Năm nay tôi chọn Hà Tiên làm điểm đến trong những ngãy nghĩ hiếm hoi này .

Quãng Ngãi quê Tôi có “Thiên ấn niệm hà - Thiên Bút phê vân , Cỗ Luỹ cô thôn , La Hà thạch trận , Thạch Bích Tà Dương . . .” thì Hà Tiên là khoảng sông nước (Hà) có thần tiên giáng hạ !

Hồi học ở Vĩnh Long , dịp nghĩ hè theo chúng bạn về huyện Phú Tân chơi , đến ngã ba Lộ tẽ thì rẽ qua An Giang , và mãi đến nay Tôi mới đi hướng thứ hai rẽ về Kiêng Giang .

Ngày lên đường , chuẩn bị hành trang , thử lục tìm trong trí nhớ xem có ai quen ở Kiêng Giang không , lật quyển hand-book giấy ố vàng , thấy ghi “Huỳnh Thị Ngọc Bích 27 Bạch Đằng Thị xã Rạch Giá” , người bạn học cũ trường Lương Thực III Vĩnh Long xưa giờ ra sao ? mới đó mà đã gần 20 năm rồi còn gì .

“Đời người như cánh hoa sớm nở tối tàn

Thời gian như bóng câu qua cửa sổ”

Xe đến Rạch Giá còn 90 Km nữa tới Hà Tiên , lòng thấy phấn khởi . Thị xã Rạch Giá nằm trên trục lộ giao thông nên đông dân cư , ra vẻ thành thị và vui hơn Hà Tiên , buổi tối có Bar , Dancing , sân khấu ca nhạc . . . Tiếc rằng không được ở lại 1 đêm để biết sinh hoạt vui chơi giải trí ở đây so với Sài Gòn có gì khác .

Cảng biển Rạch Giá trù phú từ 200 năm trước , thời Mạc Thiên Tứ . Nhà văn Sơn Nam cũng quê vùng này bảo Rạch Giá là con rạch mọc nhiều cây giá nguyên sinh. 

Ngang qua địa phận Huyện Hòn Đất , người trẻ chắc sẽ liên tưởng đến Chị Sứ trong chương trình giáo khoa , nhưng còn điều đáng phải nhớ hơn : đây là bờ đất Giám Mục Bá Đa Lộc đặt dấu chân đầu tiên lên lãnh thổ Việt Nam hồi giữa thế kỷ XVIII .

Ngồi trên xe nhìn bên tay phải là con kinh Xáng chạy dài suốt Rạch Giá – Hà Tiên , song song đường ô tô . Kinh này đào năm 1930-1931 mở lối giao thông Rạch Giá – Hà Tiên , rồi sau mới đắp con đường đất dọc bờ kinh , và giờ là đường tráng nhựa . Trước đó có lẻ người ta đến Hà Tiên bằng đường biển hoặc bằng Kinh Vĩnh Tế từ Châu Đốc sang .

Gần đến Hà Tiên đường lượn quanh co , một bên núi một bên bờ biển , hơi gió mát nhè nhẹ thật đặt biệt .

Cây có cội nước có nguồn , non sông gấm vóc ta đứng đây , tiền nhân bao đời tạo dựng gìn giữ . Núi Bình San sắc xanh lớp lớp còn lưu lại  lăng mộ ông nằm yên nghĩ , Mạc Cửu và 1 dòng họ Trung Hoa mà người Việt tri ân .

Khoảng năm 1679 có trang thiếu niên hào kiết đất Lôi Châu (Quãng Đông) phản đối triều đình Mãn Thanh , vượt biển đến Mang Khảm (tên củ đất Hà Tiên) thuộc Chân Lạp . Khai sơn phá thạch và dốc hết tâm sức ra king bang tế thế , Mạc Cửu đã biến cả 1 vùng rộng lớn đến tận Cà Mau trở nên phồn vinh . Năm 1708 ông dâng đất và quy thuận chúa Nguyễn Phước Chu , chấm dứt quá trình tàm thực hàng mấy thế kỷ về phía Nam của nòi giống Việt . Sau khi ông mất , con trưởng Mạc Thiên Tứ nối nghiệp (Chữ Thiên là trong bộ 7 chữ : thiên , tử , công , hầu , bá , từ , nam đuợc chúa Nguyễn phong cho nối đời làm họ lót đển phân biệt với các họ Mạc khác) .

Mạc Thiên Tứ đã chiến đấu bảo vệ miền đất biên thùy Hà Tiên qua bao cuộc binh lửa chống quân Xiêm và Chân Lạp , ông còn là một thi nhân tài hoa với Tao Đàn Chiêu Anh Các .

Đứng ờ lưng chừng núi Bình San ,  nghe làn gió mát lạnh từ biển Kim Dự thổi vào , Tôi thắp nén nhan lăng tẩm nhà họ Mạc , nghe đâu đây như tiếng gươm giáo , tiếng vó ngựa xa trường và cả lời tiền nhân vịnh khúc “Hà Tiên thập cảnh” .

“Người muôn xưa năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ”  (V.D.L)

Đến núi Tô Châu , trước khi vào thị xã Hà Tiên sẽ qua cây cầu nổi vắt ngang Đông Hồ . Trong đêm tĩnh mịch , trời quang mây tạnh , con trăng 16-17 sáng vằng vặt , mặt trăng tròn như chiếc ấn vàng in trên mặt hồ . Mạc Thiên Tứ cảm cảnh , tự tình hạ bút “Đông Hồ ấn nguyệt” lưu truyền hậu thế .

Nhà văn Lâm Tấn Phác , người Hoa quê Hà Tiên lấy bút hiệu Đông Hồ . Ông làm thơ , viết báo , dạy đại học ở Sài Gòn nhưng thành đạt nhờ mở nhà in , phát hành sách (chủ nhân Yễm Yễm thư trang , Thư lâm ấn thư quán ) . Đông Hồ mất năm 1969 để lại công trình “Hà Tiên Mạc Thị Sử” còn dở dang , uổng thay ! trong đó có rất nhiều tư liệu về họ Mạc sưu tập được từ sách báo ở Nhật , Hongkong , Đài Loan .

Trong Hà Tiên thập cảnh thì “Lộc Trĩ thôn cư” giống với một thắng cảnh của Quãng Ngãi : “Cỗ Luỹ cô thôn” mà Thi sĩ Bích Khê đã tả

“Nơi đây thôn cũ buồn cô quạnh

Anh có bao giờ trở lại chưa

Ngày đi chậm lắm dòng sông biếc

Hừng sáng trong trời , sợi sợi mưa”

Biển Mũi Nai trong xanh , phẳng lặng không một gợn sóng , khí hậu những ngày này hơi lạnh nên ít người tắm . Ngồi trên bờ biển , uống vài ly rượu cho ấm , chiều xuống dần, ta say mà không say , bao ưu phiền của cuộc sống thường nhật đều tan biến , chỉ còn lại một cảm giác yên bình , thanh thản .

Hôm trước ngày giã từ Hà Tiên để trở về Sài Gòn , Tôi đến viếng Phù Dung cổ tự , nơi này sách “Đại nam nhất thống chí” có chép ở phần Tự Quán .

Ngoài dấu ấn thời gian hàng mấy trăm năm (xây năm Thiêu trị thứ 6) , ngôi chùa còn in đậm trong lòng người trấn lỵ Hà Tiên câu chuyện tình về một người con gái tài hoa nhưng bạc phận , ái cơ của Tổng binh Khâm sai Đại đô đốc Mạc Thiên Tích .

Nàng tên thật Nguyễn Thị Xuân , tự Phù Cừ (một loài sen trắng) . Trong đêm Nguyên Tiêu Bính Thìn (1736) , Mạc Thiên Tích mở hội Hoa đăng khai mạc Tao Đàn Chiêu Anh Các  , nàng cất tiếng ngâm lảnh lót như phượng hót oanh ca những vầng thơ mình sáng tác cùng 10 bài Hà Tiên Thập Vịnh khiến Mạc Hầu phải ngất ngây .

Trăng khuya vằng vặt sáng ! như tuổi nàng vừa tròn 16 xuân xanh hoa mộng , người đẹp Phù Cừ vu quy về làm thứ thất Mạc Tống trấn tài ba tuấn nhã , để muôn đời hậu thế còn ghi mãi một cuộc tình diễm tuyệt , ngập tràn thi thơ vịnh phú .

Cuộc đời phù du , có rồi không , trong hạnh phúc đã chứa sẵn khổ đau , trong trùng phùng đã nhuốm màu ly biệc

Từ lúc đưa em về

Là biết xa nghìn trùng (T.C.S)

Việc gì đến cũng sẽ đến , phu nhân chánh thất của Mạc Hầu ganh ghét đã rắp tâm hảm hại nàng . Sau cơn biến nạn , nàng chợt ngộ rằng kiếp nhân sinh chỉ là một lẻ vô thường . Rủ bỏ tất cả , từ biệt mối duyên thơ với Mạc Hầu nàng tìm về cửa Phật , xin Ông xây cho ngôi Am tự lấy tên Phù Cừ , tức chùa Phù Dung ngày nay .

Tôi rời Hà Tiên trong nỗi hoài niệm về vùng đất một thời của thi ca và binh lửa  . Chắc chắn Tôi sẽ trở lại khi biển lặng gió yên để đắm mình vào sông nước cỏ cây nơi đây , phủi sạch bụi băm cuộc đời , đưa ta đến chốn an bình dẫu chỉ là ngắn ngủi .

Sài Gòn mùa mưa năm 2004


 
     
 

Ngày giáp Tết

Cứ vào mỗi cuối năm nhìn những cánh mai vàng rực , lòng chợt bâng khuân một niềm khó tả . Thời gian ngày cũ ơi ! tiễn biệt mi ta cũng đã để lại sau lưng cả tháng năm đời người trôi mau .

Trong thời khắc thiêng liêng của một năm mới sắp bắt đầu , chúng ta hãy cùng hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn nhé .

Năm nay cây mai trước sân nhà lại nở sớm , người ta bảo nhặt hết lá của nó đi , đến đúng Tết sẽ nở (nhị độ mai) . Điều đó cũng không cần thiết , mình chỉ mong sao có một nhành hoa xuân tươi thắm sẽ nở ngay chính trong trái tim mỗi con người .

Sài Gòn tối 26 Tết


 
     
 

Sông nước miền Tây (Viết nhân chuyến đi công tác Trà Vinh)

Trà Vinh là vùng đất nghèo nhất đồng bằng sông Cửu Long , Cửu Long không phải là 9 con sông như người ta thường nghĩ . Miền Tây chỉ có 2 con sông chính đó là sông Tiền và Hậu , còn lại đều là các nhánh của nó mà thôi . Chín ở đây là chín cửa sông đổ ra biển. 

Nói chung miền lục tỉnh Nam kỳ này phong cảnh ít đẹp vì không có núi non hùng vĩ như miền Trung và Bắc Việt . Nhưng nó mang đặt thù văn hoá sông nước với hệ thống kênh rạch chằng chịt . Mỗi nhà đều có xuồng ba lá đuôi tôm . Nước , cơ man là nuớc không những của sông mà cả một dãy dài Duyên Hải giáp biển . Đúng như cái tên quốc gia  Thủy Chân Lạp (thuộc Cambodia) mà cha ông ta đã chinh phục trên con đường Nam tiến

Thị xã Trà Vinh khác với các nơi khác là có rất nhiều cây Sao già cả 100 tuổi trồng từ thời Pháp dọc theo các con đường nên mát rượi. Rồi thốt nốt , me xanh , chà là , người Khơ me bảo rằng nơi nào có cây thốt nốt , Chà là là đất của họ . Dân tộc Khơ me chiếm tới 60 - 70 % dân số ở đây và không thể thiếu chùa chiền được . Có rất nhiều chùa Miên xinh đẹp , mang lối kiến trúc riêng , người Khơ me làm được bao nhiêu tiền đều đem đi cúng chùa hết ! Ở đây còn có đài phát thanh , truyền hình bằng tiếng Khơ me , tòa án cũng phải có bộ phận phiên dịch 2 thứ tiếng Việt - Miên .

Mình hay kén ăn nên mỗi lần về dưới này mình lại được dịp thưởng thức cá tươi , nào là cá Rô kho tộ , cá Chẻm , cá Ngát nước lợ nấu canh chua ăn với đọt cây Dã tượng . . .

Lũ năm nay về sớm và dữ dội hơn mọi năm , dọc quốc lộ từ Cai Lậy đến Cái Bè , nước đã ngấp nghé ở lề đường , có những đoạn người ta phải dùng bao cát làm bờ bao không cho nước tràn ra, ghe xuồng đậu cạnh đường nhựa mình nhìn sao thấy lạ mắt quá .

Lúa không mất nhiều do đã gặt xong , cây ăn trái là thiệt hại nặng nề . Nhìn những vườn nhãn , cam quưt , soài chết do úng nước , lá đỏ hoe thầm tiếc cho cảnh đời người dân thôn dã . Chỉ có trẻ con là vui nhất , chúng được nghĩ học , không bị người lớn trông chừng , tha hồ bày những trò chơi với nước . Người ta gọi đó là lứa tuổi thần tiên , không bao giờ lặp lại , tuổi thơ hồn nhiên và vô tư , ước gì ta được trở về với chúng nhỉ!

Trà Vinh thuộc hạ nguồn sông Mekong đổ ra biển nên không bị ảnh hưởng , chỉ có các vùng như Long An , long chảo Đồng Tháp Mười , An Giang là nặng . Người ta hay kêu ca thế thôi chứ năm nào đến mùa nước lại lên , nhờ có nó mà phù sa thêm tươi tốt , mang cá tôm về , tiêu diệt côn trùng phá hoại hoa màu (châu chấu , chuột . . .) , nếu không có lũ thì lúa làm ra chuột đồng xơi hết đến tay người gặt không còn bao nhiêu.

Hai đêm Trà Vinh là 2 đêm chếnh choáng men nồng , ta say rượu hay men ấm tình người !

Rời Trà Vinh chiều mưa giăng mờ mịt , xuôi Vĩnh Long nghe kể câu chuyện tình Lê Long Hồ - Nguyễn Thị Trường An . Hồi ức 10 năm xưa ùa về , khi chưa có cầu Mỹ Thuận tôi đi phà chạy từ bờ Bắc (phía Cái Bè) sang tới bờ Nam (Vĩnh Long) mất 20-25 phút , đó là chưa kể thời gian chờ đợt , kẹt phà hàng vài tiếng đồng hồ . Mỗi lần qua sông tôi thích ra đứng tựa lang cang mạn phà nhìn lục bình trôi trên dòng nước phù sa đục ngầu nghĩ đến câu thơ "có loài hoa ấy vừa trôi vừa buồn" .

Bây giời thì Cầu Mỹ Thuận đã xây xong , đẹp và đầy xúc động . Nó đứng sừng sửng giữa bầu trời xanh , chắp nối cho niềm mơ ước của người dân 2 bên bờ con sông Tiền hằng bao thế hệ qua hôm nay mới trở thành hiện thực . Rồi đây nó sẽ mang danh tiếng xoài cát Hòa Lộc , quưt hồng Lai Vung , bánh phồng tôm Sa Giang bay xa hơn nữa . Đi đến đâu cũng nghe bà con miền Tây bàn tán về cây cầu , người ta ví von nó như cái đàn dây , cái cân khổng lồ nhưng có cán cân nào công bình hơn đôi gánh trên vai bà mẹ phải không!

Vĩnh Long bao nhiêu năm ngày trở lại đã khác xa nhiều , thời gian sẽ làm tất cả thay đổi chứ , điều quan trọng là tấm lòng con người có đổi thay hay không !

Không , vẫn nét chân quê ăm ắp tình nồng khiến bồi hồi lữ khách phương xa .

Ngay trung tâm thị xã Vĩnh Long có một dãy giáp với sông Cổ Chiên , người ta làm bờ kè bao bọc , lập công viên , bến đò , hàng quán ở đó . Tôi thường ra ngồi uống Cafe nhìn qua bên kia sông là một cù lao miệt vườn xanh um . Vào khoảng tháng tư mùa chôm chôm nở rộ đẹp lắm , đi đò sang cồn thăm vườn trái cây chín mọng , nghe trong ta nhịp sống thanh thản yên bình .

Rời đất Vĩnh mà lòng vấn vương , hẹn sẽ về khi gác nỗi truân chuyên ở lại bên đời .

Mùa lũ năm 2000


 
     
 

Tuổi già . (đoạn viết này trích từ bức mail gửi cho Bác Một ngày 19 tháng 4 năm 2000)

Andre Maurois bảo rằng “Nổi bất hạnh của tuổi già không phải là hết khả năng hoạt động mà là mất ham muốn hoạt động” . Nói lư thuyết nghe đơn giản vậy chứ muốn có một tuổi già sống vui khoẻ đòi hỏi mỗi người phải có 1 qúa trình chuẩn bị ngay từ khi còn rất trẻ phải không ! Chúng ta phải học làm tuổi già là vậy.

Người trong Nam có 1 cách giải quyết vấn đề rất hay là hãy sống chung với nó (sống chung với lũ chẳng hạn) . Mình không chạy trốn tuổi già mà cũng không gắng gượng chống chỏi lại , chúng ta hãy sống chung với nó trong niềm viên mãn . Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc sống nhưng tuổi già không nhất thiết phải là mua đông của cuộc đời .

Y học về lão khoa ngày nay đã chứng minh sự  sáng tạo tăng lên chứ không hề giảm sút ở tuổi già . Đây chính là  giai đoạn gặt hái thành công nhiều nhất trong hoạt động tinh thần . Ong bà mình nói rất hay : “Thầy gia ca sĩ trẻ” , ca sĩ  họ cần phải trẻ người , trẻ giọng còn ông thầy hay những người làm việc bằng trí óc thì cần phải già để tích luỹ kinh nghiệm và tri thức .

Cũng Andre Maurois viết : “Tuổi già như đi vào vùng ánh sáng đã điều hòa , ít chói chang hơn , mắt khỏi bị lóa bởi những màu săc rực rỡ của bao ham muốn . Người ta nhìn mọi vật đúng với thực chất của nó”  thật tương đồng khi Khổng Tử  bảo : “Lục thập nhĩ thuận


 
     
 

Sống kư thác qui

Ngoại vừa mất , thọ 94 tuổi , hôm  nay cúng thất xong , bà con ngoài Quãng vô đã về hết . Trong cơn mê sảng Bà cứ luôn gọi tên người con trai duy nhất đã đi biền biệt mấy mươi năm rồi không về .

Hôn nhân , tang tế là những việc lớn trong đời một con người. Không có  bà ngoại thì không có mẹ mình , không có mẹ mình thì cũng  chẳng có mình . 

Nhớ có lần đưa tang bên gia đình người bạn từ  Sài Gòn về Cái Bè , qua chuyến đò mới đến nơi an táng . Mưa bay lất phất trên con sông Tiền , ngồi trên xuồng nhìn lục bình trôi mà tôi cứ miên man nghĩ  ngợi về thân phận đời người  .

Khác với Tây phương , nền văn hóa Việt Nam , Trung Hoa xem cuộc sống chỉ mới là một phần của kiếp nhân sinh , như tạm gửi lại trần gian này thôi , khi chết đi mới thật sự trở về với vĩnh hằng (sống kư thác qui) . Cho nên dân mình rất xem trọng chuyện mồ mả , thường làm mộ cho to , đẹp coi nó như  căn nhà ta ở lúc sống vậy. Phương Tây khi thấy người Việt  mua đất chuẩn bị trước , xây mộ ngay trong lúc còn sống , họ rất sợ .

Ngày 27/6/2000


 
     
 

Valentine Day

Valentine Day ta nghĩ về ai ? có ai nhớ đến ta ? hạnh phúc khi có một người để nhớ về trong ngày này . Cuộc đời phù vân hư ảo chỉ có tấm ḷng tồn tại măi với nhân gian .

Cho dẫu thế sự quay cuồng cũng không cấm được đôi trẻ bên nhau ngồi ngắm sao trời trong đêm bàn tính chuyện tương lai . Trương Vô Kỵ chỉ mong giang hồ lặng gió , công danh gác bỏ , được cầm cây bút ch́ kẻ lại lông mày cho Triệu Minh . Kiều Phong xoá sạch thù hiềm chinh chiến, cùng A Châu về bên kia ải Nhạn Môn Quan săn chồn đuổi thỏ sống đời yêu thương .

Mỗi chúng ta đều có một bến mơ để măi vươn tới , không có nó trái tim chết lặng , bờ hạnh phúc xa xăm nhưng hiện hữu .

Lễ tình nhân 14/2/2001


 
     
 

Thời gian

"Nghe sương một thoáng trắng đầu

Mới hay ngày tháng qua mau lạ lùng

Bước đời đâu ngại mông lung

Chiều xanh cỏ úa tơ chùng tóc phai

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Trăng vàng sầu tỏa về đâu

Bao nhiêu sóng nước qua cầu thả chơi

Nươc đi về tới nơi đâu

Ḍng sông sẽ lạnh cuối đời ra sao"

                                     (Thơ Bùi Giáng)

Thời gian qua nhanh như một cái chớp mắt , bất chợt một ngày đứng trước gương rồi hỏi ta vầy sao ! Nhưng thời gian chỉ làm hằn sâu vết chân chim khóe mắt , mang gió heo may về trên mái tóc cuộc đời chứ không thể làm trái tim khô héo . Trái tim trẻ măi nếu chúng ta biết nuôi dưỡng nó bằng niềm hy vọng và những t́nh cảm tốt đẹp . Hăy giữ măi mùa xuân trong tâm hồn ḿnh nhé !

Ngày 22/02/2001
 
     
 

Đàn ông đi biển có đôi

Chị Hai vừa sanh hạ 1 bé gái , thấy tội ! 37 tuổi xanh rêu đời người mới được ẳm đứa con đầu lòng trên tay . Xuất viện về bên nhà để Mẹ chăm sóc , cơm nước , "Con , con mẹ nhưng dâu , dâu nhà người" .

Thân phận người con gái Á Đông ngày nay tuy không còn trong vòng hà khắc như xưa "tại gia tòng phụ , xuất giá tòng phu , phu tử tòng tử" , lấy chồng mang họ chồng , ra đường người ta gọi bà Nguyễn , bà Trần nhưng cũng đượm buồn , "nữ nhi ngoại tộc" là vậy .

Nhắc đến chuyện sinh nở mới biết nền Đông Y vô cùng tiến bộ so với Tây phương là đã tính 1 tuổi cho hài nhi ngay khi còn bào thai trong bụng mẹ . Bởi vì ông cha ta nhận thức được ư nghĩa quan trọng của những tháng thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến thể chất , trí óc đứa bé sau này , mà mãi 1 thời gian dài nhờ thành tựu khoa học Tây Y mới phát hiện .

Ở nhà quê hồi trước ai tác phong chậm chạp người ta hay trêu chọc "Con đó mà cho làm bà mụ đở đẽ chắc chết !" , vì không có trạm xá , bệnh viện , sinh tại nhà nên dầu đêm hôm mưa gió có người kêu là bà mụ phải tức tốc đi liền , không được trễ . Y tế yếu kém nên lúc lâm bồn bao nhiêu rũi ro chờ đón thai phụ , người ta ví như vượt cạn , đi biển , nhưng "đàn ông đi biển có đôi . . ." , chứ người phụ nữ khi đó chỉ một mình chống chơi .

Ngày 25/02/2001


 
     
 

Câu hát ru

Đứa bé con chị Hai cứ khóc suốt , 2 vợ chồng loay hoay mãi mà không biết rằng nó cần một câu hát ru . Ngày xưa chúng ta cũng đã lớn lên bên chiếc vơng đòng đưa kẽo kẹt quyện trong lời hát ru mênh mang tấm lòng người mẹ hiền .

Các bà mẹ trẻ ngày nay Rock , Rap thuộc làu chứ 1 câu hát ru con không biết .

“Ầu ơ . . . Dí dầu cầu ván đóng đinh , cầu tre lắc lẽo gập gình khó đi . Khó đi mẹ dắt con đi , con đi trường học mẹ đi trường đời . Ầu ơ . . . ”

“Ầu ơ . . . Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ , đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu . Anh về học lấy chữ nhu , chín phương em đợi , mười phương em chờ . Ầu ơ . . .”

Ngày 01/03/2001


 
     
 

Viết cho 1 người trở về .

Vân thân mến !

Có thể ai đó không nhận ra một Bé Vân ngày nào , nhưng riêng Anh sẽ luôn nhìn thấy em dầu cho thời gian có phôi pha , không gian biền biệt mịt mờ .

Sài Gòn cách độ vài ngày lại có cơn mưa rào nho nhỏ , chuyển mùa thôi chứ chưa qua mùa mưa đâu . Ngày em về mới thật sự mưa rơi , Anh hy vọng em sẽ có kỳ nghĩ bổ ích , cố hương vời vợi xa xăm luôn giang tay đón máu thịt trở về

                        Hỏi tên rằng bể xanh dâu

                        Hỏi quê là mộng ban đầu đã xa

                        Ta về rũ áo mù xa

                        Trút quần phong nhụy cho tà huy bay

                                                                               (Bùi Giáng)

Quê hương , tổ quốc , gần nhất đó là người mẹ sinh thành , ngày xưa cũng trẻ trung như ta thế mà giờ đà xế bóng , chiều hôm . Hãy trở về bên người lòng kính cẩn dâng hai tiếng tri ân .

Ngày 26/03/2001


 
     
 

Quan họ Bắc Ninh

Câu hát quan họ , nghe nói đến thì nhiều chứ ít có dịp thưởng thức . Nhất định một ngày nào đó tôi sẽ hành hương đất Bắc để được mắt thấy tai nghe .

Vùng Kinh Bắc phát sinh làn điệu Quan họ từ hàng ngàn năm nay , nơi Hai Bà Trưng đuổi quân Tô Định , có thành cổ Luy Lâu , nơi đạo Phật truyền từ Ấn Độ sang Việt Nam thế kỷ đầu công nguyên , sớm hơn cả Trung Quốc . Và hàng lọat nhân kiệt sản sinh từ địa linh này : Lư Công Uẩn , Lê Văn Thịnh , Nhiếp chính Ỷ Lan , Trần Thị Tần (mẹ đại thi hào Nguyễn Du) .

Bắc Ninh hội tụ 3 con sông : sông Cầu , sông Đuống và dòng Tiêu Tương văng vẳng tiếng hát chuyện tình chàng Trương Chi - Mỵ Nương .

Thi sĩ Hòang Cầm đã viết về con sông Đuống quê ông :

"Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì . . ."

Về Kinh Bắc để được gặp cô gái Quan họ áo tứ thân nón quai thao , nhan sắc và giọng hát đến nao lòng .

"Gió rằng gió giục cái đêm đông trường

Nửa chăng nửa chiếu nửa giừơng để đó chờ ai . . ."

Chào Kinh Bắc hy vọng một ngày tao ngộ .

Ngày 18/04/2001


 
     
 

Tri ân

Mẹ về quê vừa vô hồi sáng nay , sau tròn một năm để tang bà ngọai tôi , mẹ mới cho phép mình đi xa một chuyến cho khoây khỏa . Người sẽ trở lại cái làng Ba La nhỏ bé , nơi cô thiếu nữ xinh tươi ngày nào đã lớn lên trong đầy ắp tình yêu thương . Rồi một ngày nàng rời chợ nhỏ Mù U để bước vào cuộc sống mới : có chồng và dạy dỗ con cái nên người .

Mấy mươi năm chăm lo chồng , con , nuôi bà ngoại già bệnh tật , người không biết lấy chiếc áo đẹp , hộp son phấn trang điểm cho riêng mình . Không vàng bạc châu báu , chỉ có nhân cách , đó là gia tài vô gía để lại cho tôi .

Hôm nay đây ta xin thành kính dâng lên người hai tiếng tri ân .

Ngày 15/7/2001


 
     
 

Công cha như nuối Thái Sơn

Vòng đời “sinh - lão - bệnh - tử” khó tránh , nhưng sao nhìn người sinh thành dưỡng dục mình ốm đau mà lòng không khỏi xót xa . Tuổi già như trái chín cây không biết rụng giờ nào ,nghĩ lại song thân ta , suốt một đời lo cho con cái , đến khi chúng lớn khôn báo đáp thì tuổi đã gần đất xa trời .

“Công cha như nuối Thái Sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” , bài học thuộc lòng từ tấm bé nhưng mấy khi thấu hiểu .

Khác với người Mẹ bộc lộ tình mẫu tử một cách trực tiếp , theo bản năng , người Cha trong gia đình là nghiêm đường , dầu thương đến đâu cũng phải kiềm chế cảm xúc để làm vai trò răng dạy con . Và khi nó thiêm thiếp giấc nồng , ông ngồi kế bến nhìn mầm non đang lớn , lòng yêu thương vô hạn , “Con ơi con ngủ , má đỏ kề bên , tóc mây trên trán”.

Viết đến đây xét bản thân mình , “bất hiếu hữu tam , vô hậu vi đại” (trong 3 tội bất hiếu thì không lập gia đình sinh con đẻ cái là lớn nhất) , thấy ray rức khôn nguôi .

Ngày 29/7/2001


 
     
 

Trịnh Công Sơn giã từ cơi tạm

Chiều nay bật máy vi tính lên , chọn đĩa MP3 nhạc Trịnh Công Sơn nghe vài bài để nhớ về một người giờ đây đă an giấc ngh́n thu . Cái tuổi 62 cũng c̣n hơi sớm phải không ! Đáng lư ra ông nên sống thêm mươi năm nữa để viết cho những ai đă , đang và sẽ măi măi hát những ca khúc của ông .

Lúc sinh thời TCS thường nói : "Khi hát một bản t́nh ca là bạn đang hát về chính cuộc t́nh của bạn đó , và cứ hát lên đi dầu có ra sao đi nữa nó cũng là một phần máu thịt của ḿnh rồi ."

Ai trong chúng ta không một lần , lặng nh́n ngày tháng qua nhanh , tiếc nuối rồi khe khẻ "Trong trăm năm làm kiếp con người , chợt một ngày tóc trắng như vôi . . ."

Cuộc đời ngắn ngủi và phù vân quá , tất cả rồi sẽ trở thành cát bụi cùng ảo ảnh , chỉ c̣n lại một tấm ḷng phôi pha "Ôi phù du từng tuổi xuân đă già , một ngày kia đến bờ đời người như gió qua ." Vâng ! chúng ta cần có những tấm ḷng để cuộc đời này đẹp và đáng sống hơn "Sống trong đời sống cần có một tấm ḷng , để làm ǵ - Em biết không" . Cái bến đời đó ông nghiệm thấy và nay ông đă về đến rồi , chắc rằng ông cũng măn nguyện .

TCS đă ra đi nhưng những giai điệu và ca từ trí huệ của ông sẽ c̣n vang vọng măi ở tất cả nơi nào có h́nh bóng con người , có t́nh nghĩa yêu thương

Ngày 02/04/2001


 
     
 

3 điều đáng tiếc

Tôi là người trưởng thành bằng con đường tự học và một lòng ham hiểu biết đến mãnh liệt , nên rất qúy trọng những ai luôn phấn đấu cho tri thức . Học trong sách vở , học ở mọi người xung quanh và học trong hoàn cảnh nửa ,“Sinh như tri tri , học như tri tri , cùng như tri tri

Học để sống tốt và vui hơn , sự minh triết giúp con người ta khỏi chìm đắm trong đau khổ của dâu bể cuộc đời . Chu Hy người Trung Quốc cách đây hàng ngàn năm đã nói rằng "Trên đời có ba điều đáng tiếc : một là hôm nay bỏ qua , hai là đời này không học , ba là thân này lỡ hư"


 
     
 

Khoảng lặng của cuộc sống

Mình mới đi Trà Vinh về , cái thị xã nhỏ bé trước đây được 1 máy internet công cộng , bây giờ thêm 1 cái nửa là 2 . Tỉnh lẻ buồn tênh , đời sống văn hóa thấp quá , chỉ có quán nhậu , Café nhiều .

Nhưng  thỉnh thoảng tôi lại thích về dưới này , xa cuộc sống bon chen sô bồ của Sài Gòn , tận hưởng những giờ phút thanh thản , yên bình bên dòng Cổ Chiên mát rượi , theo trăng lên 2 con nước lớn nước ròng , “Nhà em bên lở  còn anh ở bên bồi” . Tôi yêu lắm những bờ sông buổi chiều , cuộc sống càng bận rộn , căng thẳng bao nhiêu thì con người ta lại càng muốn trở về với thiên nhiên , nó như làn nước trong lành làm tâm hồn ta dịu lại .

Có lần tôi xuống công trình đê ngăn mặn , triều cường tận cửa biển Định An . Không có đường bộ , phải qua chuyến đò rồi đi xuồng ba lá đuôi tôm băng qua mấy con rạch  mới đến nơi . Chiếc xuồng cũ lâu ngày đã thủng vài chổ nên vừa ngồi trên xuồng vừa dùng gáo tát nước ra , mình bơi dở , cũng hơi sợ .

Công việc ở nhà bề bộn quá chứ không thì trên đường về mình sẽ ghé Vĩnh Long chơi thăm người bạn . Cuộc sống là một chuỗi tình cờ , đây cũng là cái duyên khiến tôi học 2 năm tại một trường trung cấp ở Vĩnh Long . Thế rồi miền đất và con người nơi đây đã quyến luyến và để lại thật nhiều kỷ niệm vui buon trong tôi .

Tôi muốn chiều nào đó lại thả bước trên con đường từ sân vận động tới ngã ba Long Châu rồi rẽ sang chợ . Trong hàng trăm , ngàn bước chân nó làm sao nhận ra ai ! chỉ có bước chân thôi , khi rẽ qua lối khác sẽ không bao giờ quên con đường mà nó đã đi qua .

Ngày 12/10/2001


 
     
 

Cố hương

Tôi sinh ra trong gia đình nho giáo ở một miền quê hương sỏi đất khô cằn , Quãng Ngãi , nơi vua Gia Long khi ngự giá qua đã ban tặng câu thơ rằng : "Quãng Nghĩa đa nghĩa nhân Bình định đa hào kiệt" . Dời vào Sài Gòn lạc nghiệp từ 1976 , cách đôi ba năm mình lại về thăm nơi chôn nhau cắn rún .

Quê tôi cũng như quê bạn và bao làng thôn nước Việt , cũng có lũy tre , bến nước , sân đình , có người con gái bên khung cửa đợi chờ , tuổi thơ kết bè chuối thả trôi sông , rồi lớn lên tha phương cầu thực chôn chặt một hình bóng quê nghèo mờ dần trong kư ức .

“Cuối nhánh sông buồn tôi lớn khôn

Tuổi trôi con nước bỏ xa nguồn” (T.T.N)

Gió bấc mưa phùn , quanh năm vất vã , người dân tay lầm chưn bùn giữa đồng không mông quạnh , bán mặt cho đất bán lưng cho trời .

Nhưng nó đẹp lắm , tôi kể bạn nghe những thắng cảnh như "Thiên Ấn niệm hà Thiên Bút phê vân" , "Cỗ Luỹ cô thôn" , "Thạch Bích tà dương" , "La Hà thạch trận" . . . Người xứ tôi hay thi vị hóa mọi thứ trên đời , chắc do cuộc sống qúa khắc nghiệt nên họ muốn thoát ly , tạo cho mình một cỏi mộng chăng !

Mỗi người chúng ta cần có một nơi chốn để đi-về , cố hương xa vời vợi nhưng chắc chắn tôi sẽ về trong một ngày nắng ấm .

7/11/2001


 
     
 

Ra đi

Nếu có dịp bạn hãy cứ làm 1 chuyến ra đi , rong ruổi trên các dặm đường gió bụi, hành trang trên vai là cả một tấm lòng tự do thênh thang . Đi để tận mắt nhìn thấy quê hương xinh đẹp  , mới biết rằng còn đó rất nhiều giá trị tốt đẹp đang chờ đón chúng ta . Mình có mở toan cánh cửa tấm lòng thì mới nhận được những tia nắng ấm áp giữa mùa đông giá .


 
     
 

Dạ cổ hoài lang

Đang làm việc chợt nghe TV trực tiếp chương trình “Vầng Trăng cổ nhạc” đành gác lại để xem . Kỳ này có Phương Bình , kép chánh đoàn Kim Chung thập niên 60 hát bài “Áo dũ cơ hàn” thật hay .

Trong nhạc tài tử nam bộ , tôi rất thích bài “Dạ cổ hoài lang” (đêm nghe tiếng trống nhớ bạn) do Cao Văn Lầu sáng tác năm 1919 , là nguồn gốc bản vọng cổ sau này .

Bài hát có câu “Đường dù xa ong bướm xin đó đừng phụ nghĩa tào khang” . Một đêm Bạc Liêu Cà Mau cô tịch , ngậm ngùi thân mình sống kiếp tha phương , nhớ thương người vợ ở quê nhà , Cao Văn Lầu đã thốt lên điệu khúc lưu truyền mãi tận hôm nay .

Khi ở giữa cảnh trời đất hoang vu , sông nước mênh mông một màu ủ rủ ta mới thấy hết cái hay của bài vọng cổ .


 
     
 

Viết cho 1 người bạn

Chúng ta không ai được chọn một ngôi sao tốt để sinh ra trong cuộc đời này , nhưng dầu bất cứ hòan cảnh nào cũng phải phấn đấu chiến thắng định mệnh . Hạnh phúc hay khổ đau tự do bản thân mình quyết định lấy.

Em hãy nghe Anh đi , rồi một ngày sẽ thất nó đúng .

20/8/2001


 
     
 

GIỖ TỔ CẢI LƯƠNG

Đến hẹn lại lên , hàng năm cứ vào ngày 11,12 tháng 8 âm lịch , ngành sân khấu cải lương cúng giỗ tổ rất lớn , từ trong nước cho đến hải ngoại .

Đêm 11 cúng chay : chè xôi , hoa trái , sáng 12 chánh lễ cúng mặn với heo quay , gà luộc . . .

Dù vị tổ nghề này có thật hay chỉ là truyền thuyết thì không khí thiêng liêng , tập tục cao đẹp cúng tổ là nét văn hóa thật đáng trân trọng và gìn giử .

Cải lương cũng là 1 nghề như bao nghề khác , nhưng nó đặt biệt vì người diễn viên xem rạp hát như một thánh đường . Hiện nay có những đoàn hát , diễn viên từ hậu trường trước khi ra sân khấu trình diễn  đều chấp tay , quay vào trong xá Tổ 3 cái rồi mới hát . Đó là một niềm tin để theo đuổi , cống hiến cả đời cho nghề nghiệp , không có nó cải lương không thể tồn tại cho đến bây giờ .

Vào ngày này , mỗi đoàn hát , rạp , quán có sân khấu , tại nhà người làm trong ngành (từ diễn viên , nhạc công , bầu gánh đến nhân viên âm thanh , ánh sáng , đạo cụ , vẽ , trang phục , công nhân hậu đài) đều lập bàn thờ cúng . Nhưng đền thờ chính đặt tượng Ông Tổ thì  ở Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ 133 Cô Bắc quận 1  , ngôi nhà đã tồn tại gần 100 năm nay do Bà Tám Đi (1 phú hào) tặng cho giới nghệ sĩ cải lương . Bà cũng là người xây đình Phú Nhuận và có 1 rạp hát trên đường Les Marins (Trần Hưng Đạo) .

Mình là người ngoại đạo nhưng duyên cơ đưa đẩy, có dịp tiếp cận, nên tôi biết thêm được vài điều trong cái nghề lí thú này . Diễn viên ca nhạc , cải lương nổi tiếng bây giờ đã giàu lắm rồi , nhà lầu xe hơi chứ không còn bị xem thường như trước kia “xướng ca vô loài” , người ta hay gọi bằng “con đào , thắng kép” , xã hội phong kiến quả khắc nghiệt !

Không có nghề nào tốt hay xấu , nên hư tại mỗi người , hát là để di dưỡng tánh tình .

 Sự việc gì cũng vậy , còn có mặt khác bên trong nó , cách đây 2 năm tôi đi xuống 1 gánh hát nhỏ ở miền Tây . Vẫn ăn chợ ngủ đình như bao đời nay , cơ cực , nghèo khó như chính người dân những vùng hẻo lánh nơi mà họ dựng sân khấu biểu diễn hằng đêm . Ít nhứt ra thì cũng còn có cái gì đó để xem chứ ! qua vai diễn , tuồng tích họ giúp bà con lam lủ , ít học nhận ra điều phải giữa xã hội đầy nhiểu nhương , tệ nạn này .

 Bù lại , họ được hưởng 1 đời sống tự do phóng khoáng , rày đây mai đó , lênh đênh trên sông nước , gánh hát là nhà . Riết rồi quen , ghiền gạo chợ nước sông không bỏ nghề được . Nghiệp dĩ ! Ngày trước người ta bỏ nhà cửa , gia đình để theo gánh hát là chuyện bình thường .

 Theo thời cuộc tất cả sẽ thay đổi , rồi đến 1 ngày những hình ảnh này sẽ chỉ còn là dĩ vãng .

 11 Tháng 8 âm lịch năm 2006

 
  BẦU GÁNH HÁT

Hôm nay là giỗ nhạc phụ trước đây của tôi (tên thật Nguyễn Văn Thu c̣n gọi là bầu Ba) , sinh tiền ông làm bầu gánh hát rồi mất đúng vào ngày giỗ Tổ nghề, 12 tháng 8 âm lịch hàng năm. Từ năm 2011 , nhà nước lấy ngày này đặt làm “Ngày Sân khấu Việt Nam” . Nguồn gốc là giỗ tổ “Hát bội”, xuất phát từ loại h́nh nghệ thuật “Tuồng” do cư dân miền Trung mang theo trong hành tŕnh đi khai hoang vùng đất mới phương Nam. “Bội” ở đây nghĩa là nhiều, hát bội là hát có nhiều vai tuồng, có nhiều người hiệp lại .

Khi tôi về làm rễ th́ ông đă bị tai biến trước đó mấy năm, liệt một bên người, giống như Ba tôi, ăn có người đút, ỉa có người chùi , nhưng về thần kinh th́ ông tỉnh táo hơn. Hàng ngày tôi thấy vợ con vẫn để cho ông nửa lon 333 , gắn cái ống hút, ông nằm hoặc ngồi ghế dựa uống .Rất tiếc tôi không có dịp chén thù chén tạc tṛ chuyện cùng ông, t́m hiểu về ngành nghệ thuật dân tộc hát bội, cải lương mà ông là chứng nhân, đă đi qua mấy thập kỷ thịnh suy .

Cuộc đời ông cũng chọc trời khấy nước, chủ gánh hát, có nhiều vợ là diễn viên trong đoàn, người cuối cùng là nhạc mẫu tôi, người vợ lớn trong nhà thường gọi là má Lan, d́ của mấy chị em tài tử Thanh Ngân, Ngân Quỳnh, Thanh Ngọc, . . . hồi trước Thanh Ngọc vẫn thường đưa vé mời tôi đi xem ở rạp Hưng Đạo khi có vở diễn mới .

Ông nối nghiệp cha là bầu Ḅn (tên thật Nguyễn Văn Ḅn) lừng danh những thập niên từ 1920 mà Bảo tàng TP.HCM có để tên (http://www.hcmc-museum.edu.vn/vi-vn/tintuc-1333.aspx) .

Vùng Nam bộ xưa , già già, trẻ, lớn, bé ai cũng đều mê hát bội, ghe hát đi tới đâu th́ đánh trống chầu làm hiệu, hương chức, ban trị sự đ́nh phải ra đón rước, có câu :

Má ơi đừng đánh con đau

Để con hát bội, làm đào má coi .

Bầu Ḅn là một điền chủ (mới dám bỏ tiền lập gánh hát) , có bà con huyết thống với Nguyễn Văn Kiệu , chủ hăng tàu sông tuyến lục tỉnh (máy chạy bằng hơi nước đốt bằng củi như đầu máy xe lửa), Nguyễn Văn Hảo (chủ rạp hát Nguyễn Văn Hảo – Sài G̣n) . Thời gian về sau, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cải lương và các loại h́nh nghệ thuật khác , ông dần sa sút, nghèo khó, ră gánh đúng vào những ngày xuân về Tết đến (NS Bảo Quốc có kể lại chuyện này tại http://nld.com.vn/van-hoa-giai-tri/ganh-hat-ngay-xuan-20100128045821160.htm) .

Nhạc phụ tôi thứ ba, người anh cả là công tử Thâu (tên thật Nguyễn Văn Sen, vợ tôi gọi Bác Hai) , năm 20 tuổi bà Kim Chưởng về hát cho gánh bầu Ḅn của cha ḿnh th́ ông đem ḷng yêu mến rồi nên duyên chồng vợ . Bà Kim Chưởng ngoài khả năng ca, diễn trời cho, bà c̣n là nhà quản lư giỏi, năm 1957 lập ra đoàn hát Kim Chưởng góp phần tạo nên một thế hệ tài năng như Diệp Dang, Ngọc Giàu, Phương Quang, Thanh Nguyệt, Phượng Liên . . .đến năm 1972 chồng bà lâm bệnh, bà rút ra khỏi công việc để lo cho gia đ́nh, chuyển gánh hát lại cho nhạc phụ tôi (lấy tên là Quốc Hương, tư liệu ghi là năm 1974 là không chính xác) . Bà cho 2 người con đi du học từ rất sớm, hiện định cư tại Mỹ, sau khi bác hai mất bà sống với người con gái ở 1079 Trần Hưng Đạo, phường 5, quận 5 .

Đoàn hát nhạc phụ tôi lưu diễn khắp nơi, ra tận ngoài trung, sau khi chiến tranh kết thúc, cải lương c̣n hưng thịnh mười mấy năm nữa th́ bắt đầu đi xuống .Đến năm 1999, 2000 ông bệnh , rồi giải thể .

Hôm nay giỗ ông, dưới quê vợ con cũng mướn một dàn nhạc ca cổ, dạo cho ông nghe những làn điệu quen thuộc ngày nào đă đi theo ông trên suốt con đường nghiệp dĩ mà ông đă chọn. Bà con vùng sâu, xa sẽ c̣n nhớ những tiếng cười , niềm vui mà đoàn hát của ông đem đến, họ sẽ sống với những giấc mơ về một thế giới tốt đẹp của tuồng tích có hậu: đoàn viên, ơn đền oán trả, thiện ác phân minh

12 tháng 8 âm lịch 2013 .

 

 

 

Tỉnh một giấc chiêm bao

Mọi thứ nhanh quá , như choàng tỉnh một giấc chiêm bao , cuộc hôn hôn nhân đă không như mong đợi ban đầu .

Thôi th́ xem nó như bao việc khác mà ḿnh phải giải quyết trong cuộc sống hàng , ngày . Đúng hay sai, ḍng sông đời vẫn luôn chảy,  luôn trên một hành tŕnh t́m kiếm, cảm nhận, thấu hiểu, rồi trái tim rộng mở .

Những kỳ vọng của người thân ḿnh đă tiêu phung phí nơi đâu, món nợ ân t́nh này khi nào trả được ! cuộc đời nếu không có những quan hệ ràng buộc chắc sẽ nhẹ tênh .

Khi bước chân qua, tất cả sẽ là quá khứ, nhưng nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và cả tương lai . Tôi nhận sự thấu hiểu của người khác như một ân huệ .

31/12/2012

 

 

 

Quy cố hương

Mùng 4 Tết Mẹ và gia đ́nh mấy chị em tôi về quê Quảng Ngăi, rất tiếc ḿnh không đi được . Có người 3 năm, 5 năm , cũng có người chưa bao giờ về , chúng ta hăy xem mỗi lần được trở về là một ân huệ

“Ta về cuối mái đầu sương điểm,

Nghe nặng từ tâm lượng đất trời”

Nơi ḿnh sinh ra, lớn lên rồi đến ngày tha phương, bao giờ cũng in dấu sâu đậm trong tâm thức, bất chợt một ngày lại ùa về .

Một lần tôi nghe vị thiền sư nói “Có lẻ khôngg nơi nào khiến ta nhận ra sự đổ vỡ và ly tán của kiếp người hơn là chính nơi ta sinh ra và lớn lên” .

Nh́n xung quanh, bà con, người thân lớn tuổi thường mong mỏi được về sống lại nơi mảnh vườn xưa . Bác Hường bên Mỹ về ở hẳn trên Đề An, Lê Bin muốn nhưng chưa về được, Bác Sáu, Bác Một, D́ . . . mỗi lần về nước cũng ở Quảng Ngăi cả tháng , Mẹ tôi th́ về trong Ba La .

Thiếu tiểu ly gia lăo đại hồ“ (tuổi trẻ rời nhà tuổi già về lại) .

10 năm trước khi đi Hà Tiên , tôi hay liên tưởng, so sánh “Hà Tiên thập cảnh” với các thắng cảnh Quảng Ngăi được truyền miệng như “Thiên Ấn niệm hà Thiên Bút phê vân, Cỗ Luỹ cô thôn, Thạch Bích tà dương, La Hà thạch trận . . .” . Măi gần đây đọc tài liệu mới biết nguồn gốc là Đạm Am Nguyễn Cư Trinh lúc làm quan Tuần Vũ Quảng Ngăi (năm 1750) có vịnh 10 cảnh đẹp đặt là “Cẩm Thành thập vịnh” (Quảng Ngăi c̣n gọi là Cẩm thành – thành gấm, B́nh Định là Bàn thành - thành Đồ Bàn của người Chămpa) . Và có lẻ Nguyễn Cư Trinh đối, họa lại hoặc mượn ư từ “Hà Tiên thập cảnh” của họ Mạc và Tao Đàn Chiêu Anh Các .

Trong tủ sách cũ tôi có quyển “Non nước xứ Quảng” của Phạm Trung Việt (tên thật Phạm Việt Tùng sinh 1926 mất 2008) , nhà xuất bản Khai Trí năm 1969, nghe Lê Bin nói là bạn với Ba tôi . Quyển này viết về Quảng Ngăi , không hay, chỉ như 1 dạng dư địa chí, giống cẩm nang du lịch bây giờ, nhưng lại được tái bản nhiều lần , do h́nh như ông làm ở Ty Văn hóa Quảng Ngăi .

Hiếm có tỉnh nào địa danh lại nhiều đức và nghĩa như quê tôi , tôi thích dùng Quảng Nghĩa hơn Ngăi, nào Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa . . .

“Đất khách quê người sao nhỏ hẹp

Quê nhà một góc nhớ mênh mông”

Hăy về để cảm nhận !

Mùng 2 Tết Quư Tỵ - 2013

 
     
     
     

 

   

Trang chính        Phần mềm PC      Phần mềm Mobile       Kế toán Thuế    Download    Dịch vụ      Liên lạc